Ảnh hưởng Tiêu_Hồng

Vào những tháng cuối cùng của cuộc đời, Tiêu-Hồng còn viết bài đăng báo khuyến khích mọi người tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Nhật-bản xâm lăng cho đến cùng. Khi vừa mất, nữ văn sĩ còn mang nhiều dự thảo sáng tác trong đầu và trên bàn còn có một số bản thảo sau này được in thành sách[5][6].

Từ năm 1945, ba năm sau khi Tiêu-Hồng từ trần, một số người đã bắt đầu viết về nữ văn sĩ, nhưng phần lớn chỉ thuật lại những kỷ niệm, hồi ức hay sự việc có liên quan đến cuộc đời của nữ văn sĩ[7][8]. Ngưới ta chỉ thực sự nghiên cứu về Tiêu-Hồng và tác phẩm, ở Đài-loan từ năm 1955 ở Đài-loan, ở Nhật-bản từ năm 1962, và ở Hoa-kỳ từ năm 1976. Riêng ở Hoa lục, mãi thập niên 1980 trở đi mới nghiên cứu nhiều về nữ văn sĩ cũng như là tái bản những tác phẩm của Tiêu-Hồng. Sỡ dĩ có sự muộn màng như vây một phần vì chủ trương nữ quyền của nữ văn sĩ và một phần vì tác giả thí nghiệm thể văn tự sự, không phù hợp với giáo điều hiện thực chủ nghĩa của các nhà đương cục[9].

Ngày nay người ta đặc biệt chú ý nhiều đến những nạn nhân phụ nữ bị những người đàn ông trong đời họ cũng như xã hội bức bách, hành hạ, được đề cập tới hay diễn tả trong các trứ tác của Tiêu Hồng và bà ngày nay được coi là một người đã tranh đấu cho nữ quyền Trung Hoa. Điều này không có gì lạ vì chính bản thân nữ văn sĩ đã là nạn nhân của những người đàn ông hách dịch, kiêu ngạo, đối xử tàn tệ và của một hệ thống xã hội trong đó đàn bà bị đàn ông coi chỉ là những món đồ chơi, những tên đầy tớ (mà lại là đầy tớ không công), chứ không được coi là những người đồng đẳng, những người bạn đường của mình[10].

Trứ tác

  • Bạt thiệp (跋涉), 1933. Viết chung với Tiêu Quân.
  • Sinh tử trường (生死場), 1935.
  • Hồi ức Lỗ Tấn tiên sinh (回憶魯迅先生), 1940.
  • Mã Bá Lạc (馬伯樂), 1940.
  • Hô Lan hà truyện (呼蘭河傳), 1942.

Bản dịch Anh ngữ

Bản dịch Pháp ngữ

  • 1933: Bashe (L'Acheminement), nouvelles et essais, avec Xiao Jun
  • Sheng si chang (Terre de vie et de mort), roman
  • 1936: Niucheshang (Sur la charette), nouvelles
  • 1936: Qiao (Le Pont), nouvelles
  • 1937: Shangshijie (La Rue commerciale)
  • Huiyi Luxun Xiangshen (Souvenirs de M. Lu Xun)
  • Xiaohong sanwen (Prose de Xiao Hong)
  • Ma Bole
  • 1942: Hulanhe zhuan (Contes de la rivière Hulan)

Nghệ thuật hóa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiêu_Hồng http://paper.people.com.cn/hqrw/html/2012-05/06/co... http://xiaohong.dbw.cn/ http://xiaohong.dbw.cn/system/201301/102903.html http://www.sinology.cn/book/3/01-author/x/05-xiao_... http://flyingtommy.blogspot.hk/2014/01/gps.html http://forum.phunuviet.org/yaf_postst524_Tieu-Hong... http://news.sina.com.tw/article/20121011/8026504.h... http://showwe.tw/books/choice.aspx?c=64 https://hoatienquan.wordpress.com/2016/09/23/%E6%B... https://hoatienquan.wordpress.com/2016/09/25/%E9%B...